Bóng đá xưa và nay…niềm đam mê bất tận

Ty Huu Doc Ngoc

Thời gian làm thay đổi nhiều thứ, kể cả

Ngày xưa , cái thời mà nước nhà còn nghèo, có khi cả khu tập thể mới có một cái TV. Cứ mỗi dịp có trận nào hay là cả mấy chục người chụm lại xem TV. Tiếng hò hét, reo hò rồi cả chửi bới nhiều không để đâu cho hết. Nhưng mà vui lắm. Đội nhà thắng có khi ôm nhau rồi cười sung sướng chả biết trời đất là gì. Ngày nay thì mỗi nhà có cái TV nên đèn nhà ai nhà nấy rạng. Buổi đêm xem bóng đá không được hò hét to vì ảnh hưởng đến nhà khác, vớ vẩn lại bị phê bình trong cuộc họp dân phố cũng nên.

Thời gian không chỉ thay đổi bóng đá, mà đến chuyện “xem” đá bóng của cũng thay đổi theo. Ảnh: Internet

Ngày xưa , ấy là cái thời mà VTV vẫn còn phát miễn phí Ngoại Hạng Anh, nhưng mà cuối tuần chỉ độ vài trận thôi. Mở lịch phát sóng không thấy đội mình đá tự nhiên buồn thiu thiu, cả tối hôm đấy chả biết làm cái gì. Ngày nay xem được nhiều trận hơn cũng thấy hơi sướng. Nhưng bực một cái là K+ lại độc quyền, thành ra nhiều lúc phải xem trên mạng. Mà xem trên mạng thì chả có gì là hay. Cứ như mất cả một thói quen vậy.

Ngày xưa là cái lúc mà đội tuyển Việt Nam (đội nam) đá hôm nào là cả nước hôm đấy nhộn nhịp hôm đấy. Vẫn nhớ cái năm 2001, 7h tối đường ở nhà vắng tanh nhưng TV nhà nào cũng bật chỉ 1 kênh VTV3 để xem Việt Nam đá. Trận nước mình thua Thái Lan, ngày hôm sau nhìn mặt ai cũng buồn, có người còn bảo chả ăn được gì vì đội được mỗi cái huy chương bạc. Nhưng những ngày tháng đó qua lâu quá rồi. Giờ cái sân Mỹ Đình vắng hiu, Việt Nam đá chỉ có vài nghìn người đến, trừ cái dịp đá với Arsenal. Đến cái AFF cup hình như là chi có mỗi mấy bác trong liên đoàn là còn ham muốn. Chứ còn dân người ta bỏ đi xem hot girl lộ hàng rồi tin lá cải lâu rồi.

Ngày xưa mấy thằng thích đá bóng hay rủ nhau ra mấy sân bê tông đá bóng. Chả cần trọng tài. Trọng tài chính là bọn mình. Đá đến khi nào mệt thì thôi. Hồi đấy tỷ số toàn 20 – 21, như một trận bóng chuyền. Lớn rồi, sân cỏ cũng nhiều. Mỗi tối anh em rủ nhau đi làm trận giao lưu. Nhưng đá sân cỏ bằng tiền. Nhiều lúc ức chế vì nếu thua mất tiền sân nên hăng quá, lại chửi nhau, rồi đánh nhau. Có khi sau trận bóng thành quân thù, cứ gặp nhau là chém đinh chặt sắt. Thế mới biết con người ta lớn lên rồi thì tính hung hăng cũng tỉ lệ thuận theo.

Ngày xưa sáng ra đi học nên không có khái niệm thức đêm xem bóng đá. Thế cho nên là mấy thằng xem được trận đấu được dịp chém bay nóc nhà. Điều đầu tiên của mỗi sáng khi đến lớp là “Hôm qua Man thắng bao nhiêu mày?“. Biết được tỉ số rồi, đợi đến lúc thằng bạn ghét Man cả lớp ồ vào trêu. Nhưng cũng chính thằng bạn đấy, lại là đứa to mồm nhất lớp khi đội của nó thắng. Nhìn nó nổ mà ghét. Lên đại học rồi cũng không bỏ được thói quen ấy. Mấy thằng con trai gặp nhau vẫn câu cũ: “Hôm qua Chel đá hay thật hoặc thôi Arsenal kiểu này thì xác định rồi?” . Bóng đá vẫn luôn vậy, vẫn luôn là cầu nối gắn kết con trai trong lớp.

Ngày xưa mình muốn bình luận về trận đấu cũng chả có chỗ mà bình luận (vì nhiều đứa nói quá ), nên toàn phải giữ ý kiến. Bây giờ thì đã có facebook, mấy trang báo điện tử cũng có chỗ đăng bình luận nên mọi người có gì xả hết. Nhưng nói dài thành nói dại. Bình luận thiếu ý thức, nói tục chửi bậy tràn lan. Như kiểu fan phong trào ấy, đội thắng thi tung hô, đội thua thì chửi hoặc sang làm fan đội khác…

Ngày xưa bóng đá chỉ đơn thuần là bóng đá. Ngày nay bóng đá là kinh doanh, là một ngành nghề gần như siêu lợi nhuận. Hồi xưa làm gì có ai niêm yết đội bóng của mình trên sàn chứng khoán, cũng làm gì có ai đi quảng cáo dầu gội đầu với cả đồ lót? Cầu thủ hồi xưa lương cũng có khá như bây giờ đâu. Làm gì có chuyện 1 cầu thủ trẻ có giá đến mấy chục triệu bảng, lại hưởng lương vài trăm nghìn bảng một tuần?

Nói chung, ngày xưa xem bóng đá chỉ có lo mất điện…

(Bạn đọc: Vương Tiến Thành )

Liên Quan Khác

Bình Luận

Bình Luận

U19 Việt Nam loại H.V.Khánh: Còn điều gì bí ẩn?
Trung vệ U19 bị loại: "Tôi sẽ nổ lực để quay lại đội"
"Số cầu thủ dính tiêu cực rất đông và nguy hiểm"
V.Ninh Bình: "Lối đi nào cho chúng ta"
Vissai Ninh Bình bỏ giải: Những hệ lụy kéo theo
Dortmund nối bước Arseal đầu tư Học viện bóng đá ở Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Link Sopcast Xem Bong Da Xem Bong Da Online