Chiến thuật bóng đá: Vai trò của các kiểu tiền vệ trung tâm hiện nay

Ty Huu Doc Ngoc

Trong serie bài viết này, ngoài việc giải thích về các khái niệm trong thế giới bóng đá, chúng ta cũng sẽ bàn luận về những vai trò khác nhau của một vị trí thi đấu trên sân. Nhóm vai trò đầu tiên tôi muốn gửi tới các bạn thuộc về vị trí trung tâm.

Trước hết, cần khẳng định rằng, những khái niệm được nhắc tới dưới đây chưa chắc đã nằm trong những lời bàn luận, chỉ đạo của người trong cuộc. Những khái niệm ở mức cơ bản như “nhạc trưởng” (“playmaker”), “tiền vệ trụ”, “tiền vệ công”… chưa đủ về vai trò, yêu cầu. Những khái niệm như “regista”, “suffoco”, “box-to-box”… đôi khi lại là quá rắc rối về chi tiết để một cầu thủ có thể hiểu được.

Thế nên hãy đừng trông chờ vào việc một ngày nào đó, sẽ có Jose Mourinho này, Pep Guardiola kia đọc tên những vị trí chúng ta cùng bàn luận khi chỉ đạo chiến thuật cho cầu thủ. “Gerrard, đừng đá regista nữa, đá box-to-box đi.”Patrick Viera

Vậy, có những vị trí tiền vệ trung tâm nào trên sân?

Về lý thuyết, các đội thường được chia thành 3 tuyến vị trí chính, gồm hậu vệ – tiền vệ – tiền đạo. Tiền vệ trung tâm là những vị trí nằm ở trục giữa của đội hình, ở tuyến thứ hai, “kẹp” bởi tuyến tiền đạo và tuyến hậu vệ. Bỏ qua tất cả những vấn đề mang tính hệ thống cấu thành chiến thuật, ba vị trí này thường được minh họa trên các bảng biểu như sau:

3 MF pos

Gồm:

  • Tiền vệ lùi (DM)
  • Tiền vệ dâng cao (AC)
  • Tiền vệ tầm trung (MC)

Trong đó, rất hiếm khi vị trí tiền vệ tầm trung ra sân một mình, mà thường theo cặp. Hai vị trí còn lại thì ngược lại: thường đi một mình, ít khi có nhiều hơn một. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn.

Cũng xin chú ý, những ví dụ dưới đây không đồng nghĩa rằng họ chỉ có thể chơi được ở vị trí đó. Chỉ đơn giản, đó là những vị trí họ thành công nhất.

A. Các vai trò phổ biến

1. Tiền vệ box-to-box

Đây là vai trò cổ điển nhất, dễ gặp nhất trong những năm 1990-2000. “Box” nghĩa là vòng cấm địa, “box-to-box” là cụm từ để chỉ những tiền vệ trung tâm có tầm hoạt động dọc từ vòng cấm của đội nhà sang vòng cấm đội khách.

Tầm hoạt động này đồng nghĩa rằng họ tham gia vào mọi khâu từ tấn công, phòng thủ, hỗ trợ các vị trí khác, bọc lót, kiến tạo… Điều này đòi hỏi kỹ năng ở mức toàn diện của cầu thủ chơi trong vị trí. Ngoài ra, thể lực là điều tối yếu.

Các tiền vệ box-to-box thường được sử dụng ở vị trí tầm trung (MC) và bắt cặp với các tiền vệ khác.

Ví dụ: Patrick Viera, Edgar Davids, , Arturo Vidal, Jordan Henderson, Claudio Marchisio, Yaya Toure, Blaise Matuidi…

2. Tiền vệ tổ chức

Rui Costa Zidane

Nghĩ đến tiền vệ tổ chức, chắc chắn sẽ có những bạn nhầm rằng họ không có nghĩa vụ phải hỗ trợ phòng ngự. Trên thực tế, đây chỉ là một suy nghĩ phù hợp với quá khứ, khi mà các nhạc trưởng mang áo số 10 được giải phóng hoàn toàn khỏi nghĩa vụ lùi sâu. Còn ở thời đại này, phần lớn trong số họ vẫn có nhiệm vụ phải theo kèm người từ xa, tham gia tranh chấp, gây sức ép. Điều này đặc biệt quan trọng ở những đội chơi pressing ngay trên phần sân đối thủ (Dortmund, Liverpool…). Dĩ nhiên ở thời điểm hiện tại, vẫn có những tiền vệ tổ chức trong vị trí dâng cao (AM) thực sự được giải phóng khỏi nghĩa vụ hỗ trợ phòng thủ, tuy nhiên con số này là không nhiều, nhất là ở những đội bóng lớn.

Xét về vị trí, tiền vệ tổ chức có thể thi đấu ở cả ba vị trí như trong minh họa phía trên. Càng lùi sâu, yêu cầu về khả năng tranh chấp bóng của họ lại càng lớn hơn.

Ví dụ:

  • Tiền vệ tổ chức dâng cao (trequartista, enganche, nhạc trưởng): Juan Riquelme, Juan Veron, , Ronaldinho, Deco…
  • Tiền vệ tổ chức tầm trung: , Luka Modric, Paul Scholes, Gareth Barry, Mikel Arteta…
  • Tiền vệ tổ chức lùi sâu (hay còn gọi là regista): Pep Guardiola, , Steven Gerarrd (từ 2012-nay), Xabi Alonso…

3. Tiền vệ tranh chấp

Claude-Makelele

Nghĩ đến tiền vệ tranh chấp, chắc chắn sẽ có những bạn nhầm rằng họ không có nghĩa vụ phải tham gia tấn công hay luân chuyển, triển khai bóng. Trên thực tế, đây chỉ là một suy nghĩ phù hợp với quá khứ… vâng và tóm lại nên đọc lại phần 2 phía trên để tự hiểu. Ngày nay, với yêu cầu về cự ly đội hình và pressing từ xa, không ít tiền vệ tranh chấp đã được yêu cầu phải chơi rộng hơn và dâng cao hơn, thay vì chỉ là những Claude Makelele.

Xét về vị trí, tiền vệ tranh chấp có thể thi đấu ở cả ba vị trí như minh họa phía trên. Càng lên cao, yêu cầu về khả năng tấn công của họ lại càng lớn hơn.

Ví dụ:

  • Tiền vệ tranh chấp dâng cao (hay còn gọi là Suffoco): Fredy Guarin (Inter thời Stramaccioni), K.P. Boateng (Milan thời Allegri), Marouane Fellaini (Everton)…
  • Tiền vệ tranh chấp tầm trung: Javi Martinez, Khedira, Roy Keane, Gennaro Gattuso, Mathieu Flamini, Cheic Tiote, Lucas Leiva…
  • Tiền vệ tranh chấp lùi sâu (mỏ neo, vị-trí-Makelele): Claude Makelele, John Obi Mikel, Fernando Reges, Javi Garcia, Nigel De Jong…

4. Half-back

Sergio Busquets

Khó có thể dịch cái tên này ra tiếng Việt. Đây là một loại vai trò chỉ xuất hiện cho vị trí tiền vệ lùi sâu. Đặc điểm chung là sẽ có những thời điểm, tiền vệ half-back lùi về ngang với các trung vệ như một trung vệ thứ ba. Tùy theo những hệ thống chiến thuật khác nhau thì các half-back lại có những vai trò khác nhau. Ví dụ, trong một đội bóng phòng ngự chủ động, half-back sẽ lùi lại trong các pha phòng thủ thay vì giữ vị trí cao hơn trước mặt cặp trung vệ. Còn trong một đội chủ động chiếm lĩnh thế trận thông qua kiểm soát thời lượng giữ bóng, các half-back sẽ đứng giữa hai trung vệ – những người dâng cao và di chuyển rộng sang hai biên bằng cách chỉ đơn giản lùi lại vài bước, qua đó trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối và luân chuyển bóng.

Ví dụ:

  • Half-back phòng ngự: Carsten Ramelow (Bayer Leverkusen).
  • Half-back luân chuyển bóng: (), Philipp Lahm (Bayern Munich thời Pep Guardiola).
  • Half-back “lai” với regista: Steven Gerrard, Xabi Alonso (Real Madrid thời Carlo Ancelotti).

B. Các kiểu sắp xếp phổ biến

1. Cặp box-to-box

Đây là kiểu sắp xếp cổ điển thường xuất hiện cùng sự đi lên của sơ đồ 4-4-2, đặc biệt trong những năm 1990 và nhất là tại Anh. Sử dụng hai tiền vệ với vai trò hoàn toàn như nhau, có trách nhiệm trong cả tấn công và phòng ngự là một biện pháp lý tưởng cho dạng chiến thuật cơ bản đi kèm. Khi một người dâng cao thì người còn lại sẽ có nhiệm vụ lùi lại bọc lót.

Không có quá nhiều điều để nói về những cặp đôi này. Cho tới nay, một vài đội bóng vẫn còn sử dụng, chủ yếu ở những tập thể hoặc giải đấu có cấp độ chuyên môn không cao, nhất là tại Anh. Đến nay, mô hình này vẫn còn hiện hữu ở một số đội bóng Premier League, ví dụ như QPR, Newcastle mùa giải mới 2014-15…

Ở đẳng cấp cao nhất, cặp Fernandinho – Yaya Toure có thể coi như một ví dụ tiêu biểu nhất. Dĩ nhiên Manchester City cũng chỉ là một trong số rất ít những đội sử dụng 4-4-2 ở đỉnh cao (và nó cũng không “cơ bản” chút nào).

Ví dụ tiêu biểu:  Patrick Viera – Emmanuel Petit (Arsenal), Roy Keane – Paul Scholes (Manchester United), Paul Ince – Jamie Redknapp (Liverpool)…

2. Tiền vệ tổ chức tầm trung + Tiền vệ tranh chấp tầm trung

Đây là một trong những cặp đôi vào dạng “kinh điển” được yêu thích nhất trong thế giới bóng đá. Rất nhiều cặp tiền vệ box-to-box khi thể lực không còn tốt như thời thanh xuân thường chuyển hóa dần sang xu hướng chia nhiệm vụ rõ ràng hơn, một trong số đó chính là Roy Keane – Paul Scholes.

Không có quá nhiều điều để nói về cặp đôi này. Vẫn cần nhắc lại rằng, việc đặt tên vai trò như trên không có nghĩa rằng người chơi tổ chức không cần hỗ trợ phòng thủ hay ngược lại, người chơi tranh chấp thì không cần tham gia vào tổ chức bóng.

Ví dụ tiêu biểu: Zinedine Zidane – Edgar Davids (Juventus), Alberto Aquilani – Daniele De Rossi (Roma), Xavi – Marcos Senna (Tây Ban Nha)…

3. Tiền vệ tổ chức dâng cao + Tiền vệ mỏ neo

Gần giống như loại cặp đôi thứ hai, nhưng điểm khác biệt là thay vì vẫn phải kiêm nghiệm phần nào các nhiệm vụ tấn công – phòng ngự, các cặp đôi này được phân chia rõ ràng về mặt nhiệm vụ: hầu như chỉ hỗ trợ tấn công hoặc hầu như chỉ hỗ trợ phòng thủ.

Việc phân biệt chuyên hóa hoàn toàn nhiệm vụ như vậy thực chất không còn phù hợp với bóng đá hiện đại, khi mà số lượng người tham gia xử lý trong mỗi tình huống ở trung tuyến ngày càng trở nên quan trọng hơn so với chất lượng.

Đây là một kiểu sắp xếp cổ điển và đã đi vào lòng người với sự thăng hoa của những “số 10” đáng nhớ trong nhiều thập niên trước.

Ví dụ tiêu biểu: Zinedine Zidane – Claude Makelele (Real Madrid), Costinha – (ĐTQG Bồ Đào Nha)…

4. Tiền vệ tổ chức lùi sâu + Tiền vệ tranh chấp lùi sâu + Tiền vệ tấn công

Sự phát triển của các hệ thống chiến thuật vào đầu-giữa những năm 2000 đã đẩy sơ đồ 4-2-3-1 trở thành xu hướng cực thịnh trong nhiều năm sau đó. Việc một tiền đạo lùi xuống thi đấu giữa tuyến trên cùng và hàng tiền vệ đã khiến cho bộ đôi ở giữa sân ít phải dâng cao hơn, vì vậy họ thường cùng giữ một vị trí lùi thấp. Sức tấn công vẫn được đảm bảo với việc các hậu vệ biên dâng cao hỗ trợ thường xuyên.

Rafael Benitez là một trong những gương mặt HLV tiêu biểu đã trung thành với cách bắt cặp tiền vệ trung tâm này từ ấy tới nay. Cả hai tiền vệ của ông luôn chỉ thi đấu trong vòng tròn giữa sân thay vì dâng quá cao – phần việc đó đã dành cho những cầu thủ khác.

Vị trí tiền vệ trung tâm thứ ba, dâng cao hơn bộ đôi phía sau thường được dùng với 2 mục đích khác nhau tùy theo mỗi đội: hoặc là một cầu thủ chuyên tổ chức triển khai tấn công, hoặc là một cầu thủ tham gia vào các tình huống cuối cùng (kiến tạo/ghi bàn) như một tiền đạo ảo.

Ví dụ tiêu biểu: Xabi Alonso – Javier Mascherano – Steven Gerrard, Gokhan Inler – Valon Behrami – Marek Hamsik…

5. Tiền vệ tổ chức lùi sâu + Tiền vệ tranh chấp tầm trung/dâng cao + Tiền vệ dâng cao

Đây là một biến thể của loại số 4, dùng cho các đội áp dụng pressing ngay từ phần sân đối phương. Khi ấy, cầu thủ tranh chấp sẽ chủ động dâng lên cao để hỗ trợ gây sức ép lên đối thủ. Từ mục đích chính là gây sức ép, những tiền vệ tranh chấp bóng lại ở gần khung thành hơn so với các loại cổ điển (tiền vệ tranh chấp lùi sâu) và họ cũng nhiều cơ hội ghi bàn hơn (thậm chí còn nhiều hơn các cầu thủ tổ chức).

Phía trên cặp đôi này vẫn là một tiền vệ theo 2 xu hướng: hoặc tổ chức triển khai tấn công, hoặc tham gia vào các tình huống cuối cùng.

Ví dụ tiêu biểu: Xabi Alonso – Khedira – Mesut Ozil (Real Madrid thời Jose Mourinho), Bastian Schweinsteiger – Javi Martinez – Toni Kroos/Thomas Muller, Ilkay Gundogan – Sven Bender – Mario Gotze/Marco Reus…

6. Tiền vệ mỏ neo + Tiền vệ tổ chức tầm trung + Tiền vệ box-to-box

Đây là mô hình xuất hiện trong sơ đồ 4-3-3 cơ bản, ở đó ngoài một tiền vệ lùi thấp chuyên chịu trách nhiệm thu hồi bóng thì bộ đôi còn lại sẽ gồm một tiền vệ tổ chức và một tiền vệ mang dáng dấp “động cơ” đề bù đắp và kết nối tất cả. Trong các tình huống tổ chức tấn công, tiền vệ tổ chức thường là người dâng cao trước nhất.

Ví dụ tiêu biểu: Claude Makelele – Frank Lampard – Michael Essien (Chelsea)…

7. Tiền vệ tổ chức lùi sâu + 2 tiền vệ box-to-box

Một xu hướng mới cho những đội bóng sử dụng bộ ba trung tâm với lối chơi chủ động kiểm soát thế trận. Tiền vệ tổ chức lùi sâu sẽ được bảo vệ, bao bọc và hỗ trợ bởi hai con thoi hai bên. Mẫu sơ đồ này đòi hỏi rất nhiều ở hai vị trí box-to-box. Trong các sơ đồ có 2 trung vệ ( 4 hậu vệ), tiền vệ lùi sâu có thể “lai” giữa regista và half-back.

Ví dụ tiêu biểu:

Andrea Pirlo – Arturo Vidal – Claudio Marchisio/Paul Pogba (Juventus)

Steven Gerrard – Jordan Henderson – Philippe Coutinho (Liverpool từ 2014)

Xabi Alonso – Angel Di Maria – Luka Modric (Real Madrid mùa 2013-14)

8. Bộ ba Barcelona 2008-2012

a

Sau cùng, chúng ta vẫn phải quay lại sơ đồ này. Liverpool mua giải 2012-13 đã cố gắng sao chép nhưng bất thành. Bayern Munich mùa vừa qua cũng đã có những nỗ lực nhưng không thể vươn tới mức độ của Barcelona 2008-2012. Sự thật là hàng tiền vệ này dựa vào quá nhiều điều vào loại “trăm năm có một”.

Với những thứ có thể miêu tả bằng từ ngữ, chúng ta có thể hiểu hệ thống của họ gồm:

  • Half-back: Sergio Busquets, người thường lùi về ngang cặp trung vệ trong những pha triển khai luân chuyển bóng từ tuyến dưới lên và tranh chấp như một tiền vệ thủ thông thường khi mất bóng – điều nhìn chung không phải điểm mạnh của anh, nhưng cũng không thể nói là điểm yếu, bởi cách phòng ngự tập thể của Barcelona có thể khiến mọi tiền vệ tranh chấp tay đôi tồi trở thành những cây thu hồi bóng.
  • Tiền vệ tổ chức tầm trung: Xavi, di chuyển như một quả chuông đồng hồ ở khu vực giữa sân, liên tục phát hiện các khoảng trống từ nhỏ tới to để giúp đội dần đưa bóng vào phần sân đối thủ. Thường chủ động lùi về nhận bóng và bật nhả cùng các trung vệ.
  • Tiền vệ tấn công tầm trung: , người có cãi nhau cả ngày vẫn thấy khó để miêu tả vai trò chính xác của anh. Cũng như Xavi, anh là một người có thể tìm ra các khoảng trống để nhận bóng và luân chuyển như một mắt xích quan trọng, nhưng ngoài ra anh cũng có thể tự đột phá trong những tình huống cụ thể để tạo ra cơ hội trực tiếp cho đội.

Với những điều chỉ có thể hiểu chung chung mà không dùng được từ ngữ, chúng ta chỉ có thể nói rằng, giữa họ có một sự ăn ý đặc biệt, kỷ thuật cơ bản hoàn hảo và một sự nhạy cảm vị trí đáng ghi vào sử sách.

Cá nhân người viết cho rằng, sẽ là cực khó để có thể tái hiện tiqui-taca, bởi linh hồn của nó chính nằm ở ba cái tên này. Khi một hoặc hai mắt xích xuống sức, cả hệ thống luân chuyển bóng sẽ không thể vận hành chất lượng.

Nguồn: 4231

Liên Quan Khác

Bình Luận

Bình Luận

Chiến thuật bóng đá: Sơ đồ đội 4-4-2 và những kiểu biến tấu thường thấy
Chiến thuật bóng đá: Các “Trequartista” trong bóng đá – Phần 3
Chiến thuật bóng đá: Các “Trequartista” trong bóng đá – Phần 1
Chiến thuật bóng đá: Gegenpressing – Lối chơi bóp chết Tiki-taka
Phân tích một trận bóng là nhìn vào những vấn đề gì?
Chiến thuật bóng đá là gì? Yếu tố nào làm nên chiến thuật
Link Sopcast Xem Bong Da Xem Bong Da Online