Thư gửi con trai: Ta đã anti Barca như thế nào?
Ngày đó tuổi trẻ hừng hực, ta bận rộn với các dự án làm ăn be bé của mình không có thời gian để chinh chiến bàn phím nhưng mỗi lần lên mạng ta vẫn vui mừng khi có người gọi Lionel Messi là “Si lùn”, chê bai lối chơi của “Bà Xã” là buồn ngủ và tẻ nhạt. Ta cười khùng khục khi thấy một bình luận bảo các cầu thủ Barca sẽ trở thành diễn viên nếu không đá bóng, rằng “chúng là một bọn đàn bà”, ta quên mất việc thốt lên “nhớ chừa Ngọc Trinh ra”. Ta là một Antifan trong thầm lặng, không mấy tự hào…
Con trai!
Kỷ niệm về mùa thu năm 2009, ta cùng chú Bi, bọn ta có một chiếc xe máy, có hàng để bán, một vài bài hát trữ tình để nghêu ngao và thế là bọn ta rong ruổi khắp các cung đường Tây Nguyên đất đỏ. Hết tiền đổ hàng ra bán, có tiền lại đi, mệt thì ngủ vùi bên đường, tỉnh thì kiếm chổ chơi bi-a và tán gái. Nếu lấy Asene Lupin làm chuẩn mực trong chuyện gái gú, chú Bi của con ở trên vài bậc, lông nheo chưa kịp đá gái đã xòe tay có ghi số điện thoại. Ta thì không thích lắm chuyện sưu tầm mấy dãy 10 chữ số đó, ta còn đang dính phải một cuộc tình chết bầm.
Điểm đến cuối cùng là Pleiku – Gia Lai, ở đó có hồ Tơ Nưng, bên cạnh hồ là nhà ông nội con, người thưa thớt, nhưng dĩ nhiên là không buồn, những chàng trai Tây Nguyên chỉ buồn khi không có núi rừng và những con dốc dài. Có điều gái thì hiếm, dĩ nhiên chú Bi không thích điều đó cho lắm. Dẫu vậy, chỉ hai ngày sau ta đã thấy hắn ta cầm tay “xem bói” cho mấy con bé gần nhà, lúc đấy ta chỉ nghĩ “Chết tiệt, bố mày là thổ địa ở đây mà còn chưa được hưởng cái lộc đó!”. Nhưng chuyện không chỉ có vậy.
Mấy ngày sau, ta và chú Bi chếnh choáng đi về sau khi làm vài căn rượu cần, đường đêm heo hút tối mù, bỗng đâu trong đám cà phê có vài ba thằng nhõi nhảy ra, một trong số đó bất ngờ đấm vào mặt chú Bi rồi cả đám lại lao vào rẫy chạy mất dạng. Ta dìu bạn vào nhà, mắt kính vỡ, máu ở khóe mắt chảy rất nhiều, người nhà đưa chú ấy đi bệnh viện, còn ta lầm lũi cầm gậy đi lang thang cả đêm. Sức ta không có nhiều nhưng nếu gặp lại mấy thằng nhõi ấy, chắc chắn chúng nó sẽ ăn đủ.
Khi có kẻ làm người là con yêu quý bị tổn thương hãy cứ cho nó vào viện rồi tính sau. Barcelona đã hai lần làm điều đó với Manchester United của ta, nhưng ta lại không thể đặt vé đi Tây Ban Nha được, ta gây tổn thương cho họ bằng cách trở thành Antifan. Ta sẽ phê phán lối chơi, chửi bới cầu thủ và miệt thị người hâm mộ, bọn chúng sẽ phải đau đớn vì điều đó.
Ngày đó tuổi trẻ hừng hực, ta bận rộn với các dự án làm ăn be bé của mình không có thời gian để chinh chiến bàn phím nhưng mỗi lần lên mạng ta vẫn vui mừng khi có người gọi Lionel Messi là “Si lùn”, chê bai lối chơi của “Bà Xã” là buồn ngủ và tẻ nhạt. Ta cười khùng khục khi thấy một bình luận bảo các cầu thủ Barca sẽ trở thành diễn viên nếu không đá bóng, rằng “chúng là một bọn đàn bà”, ta quên mất việc thốt lên “nhớ chừa Ngọc Trinh ra”. Ta là một Antifan trong thầm lặng, không mấy tự hào.
Bẵng đi một thời gian dài vật lộn với cuộc sống mà không kịp cởi áo quần, thực ra ta thậm chí không kịp biết giới tính thật của cuộc sống là gì, khi õng ẹo đầy nữ tính, khi trầm mặc như hiệp sỹ bóng đêm, dù sao thì sau khi gác lại các nan đề, mọi thứ dễ dàng hơn, ta ngày càng dành nhiều tâm trí cho bóng đá. Say men chiến thắng mùa 2012-13, rồi quặn mình cùng nỗi lo của United thời hậu Sir Alex Ferguson, ta quên mất mình là một gã Anti đội B, mà đúng hơn là bỗng nhiên chẳng còn thấy ghét họ nữa.
Ban đầu ta nghĩ rằng chỉ khi tình yêu dành cho đội bóng của mình không đủ nhiều, người ta mới phải ghét một điều gì đó để bù vào khoảng trống xúc cảm ấy. Nhưng rồi ta lại nhận ra, chỉ đơn giản là việc dành thời gian, tâm huyết cho những ai những gì mình yêu quý, đam mê, sẽ vui hơn, ý nghĩa hơn so với việc quan tâm đến thứ làm ta phải khó chịu, ghét bỏ và dần già vì thế sự khó chịu và ghét bỏ cũng biến tan. Làm được điều đó ta thấy lòng nhẹ nhàng, vô tư rất đỗi.
Ta vẫn thấy vui khi thỉnh thoảng gọi đội A là “tập đoàn lót đường xuất sắc nhất mọi thời đại“, gọi huyền thoại của đội L là “chàng trai 38 giây“, gọi đội C là “câu lạc bộ của những cái mông vĩ đại“… Nhưng đó là niềm vui khi chúng ta đọc được một mẫu chuyện cười, chứ không phải vì lòng hậm hực được thỏa mãn no nê.
Didier Drogba là một cầu thủ vĩ đại đáng ngưỡng mộ, anh ấy dùng bóng đá để cảm hóa những con người mang trong lòng đầy hận thù và mang lại hòa bình cho cả một đất nước. Bóng đá suy cho cùng cũng là hướng đến các giá trị nhân văn, đưa con người đến xích lại gần nhau trong sự thân thiện và cởi mở như lời của Juan Mata thốt lên “Đó đâu phải bóng đá” sau khi nghe tin về vụ cổ động viên của hai đội bóng đánh nhau ở Tây Ban Nha.
United của ta nhiều người hâm mộ và dĩ nhiên cũng có nhiều những người không mấy cảm tình. Một vài người trong số họ gọi ta là Man Ngu Si Đần. Ta chỉ nhẹ nhàng đáp:
Yes, I am MNSĐ, bitch!
Phải, MNSĐ đấy đũy ạ!
Đêm mua thu 2009 đó ta đã không tìm thấy mấy thằng nhõi ấy, chú Bi bảo rằng điều đó tốt dù mắt phải của chú ấy nhiều năm về sau vẫn không nhìn được một cách bình thường nhất.
* Tên nhân vật đã được thay đổi so với tên do tác giả đặt
Theo Du Đãng – 4231 – Blog Thể Thao
Liên Quan Khác
- Man Utd sẽ có được Messi nhờ phước của… Adidas
- NHM đồng loạt gợi ý Messi nên rời khỏi Barca
- Tin nhanh sáng 21/11: Messi được khuyên đến Bayern hoặc M.U, Falcao lại chấn thương
- Bản tin tổng hợp trưa 23/02: Messi qua mặt huyền thoại
- Man Utd: Xin đừng chỉ “nhuộm đỏ” trời giao hữu!
- Màn trình diễn của Lionel Messi vs Bayern Munich – UCL (7/5/2015)
- Messi chơi máu, khoe luôn hình xăm kín tay
- Giải mã chấn thương bí ẩn của Lionel Messi
- Real chốc đầu, Barca bùng nổ: Sự khác biệt nằm ở “thủ lĩnh”
- Cả thế giới tôn Messi làm thánh: “Sống trong kỷ nguyên Messi là vinh dự của cả đời người”